Nấm mỡ hay còn gọi là nấm trắng, là loại nấm được trồng nhiều ở miền Bắc hoặc Đà Lạt. Nấm mỡ có hình tròn trắng, cùi dày, ăn giòn và có mùi thơm đặc trưng, dinh dưỡng phong phú.
- Theo phân tích, trong 100g nấm mỡ có chứa 36.1 ~40g chất đạm, 3.6g chất béo, 31.2 g cacbonhydrate, 14.2 g chất khoáng, hàm lượng vitamin cao hơn rau xanh, quả và các loại thịt.
- Nấm mỡ chứa nhiều thành phần chống độc, kháng bệnh, có tác dụng rất tốt đối với việc chữa trị bệnh trúng độc gây ra. Nấm mỡ có chứa nhiều nguyên tố silic, có tác dụng phòng ngừa các chất oxi hoá gây hại cho cơ thể, giảm các bệnh tăng huyết áp do silic gây ra, điều tiết sự hoạt động của tuyến giáp trạng, tăng khả năng miễn dịch. Nấm mở có chứa nhiều chất xơ thực vật, phòng chống táo bón, bệnh tiểu đường, giảm thấp hàm lượng cholesterol. Vì thế những thai phụ cần hấp thụ nhiều dinh dưỡng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, nên ăn loại nấm này.
- Khi chế biến nấm mỡ, không nên cho mì chính hoặc bột nêm.
- Tốt nhất nên mua nấm còn tươi mới, nấm ở siêu thị, trước khi nấm cần rửa vài lần, loại bỏ các loại thuốc hoá học.
——————————————————————————————————————————————————-
Chế biến món ăn từ nấm mỡ: Cà xào nấm mỡ
Nguyên liệu: Cà non 300g, nấm mỡ, đậu tương non mỗi loại 50g, tỏi 10g, dầu lạc 15g, muối 6g, xì dầu 3g, bột năng.
Cách chế biến:
Cách dùng: Ăn vào các bữa chính.
Công dụng: Tán huyết, tiêu phù, giảm đau có tác dụng tốt với chứng táo bón, phù chân của phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu.
Theo: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai